TRUNG TÂM BẢO TRỢ VÀ CÔNG TÁC XÃ HỘI TỈNH THÁI NGUYÊN

http://baotrovactxhthainguyen.vn


Triển khai thực hiện Dự án “Tiếp cận các sáng kiến về dịch vụ sức khỏe tâm thần do bệnh trầm cảm ở Việt Nam” tại tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2024 - 2025

Thực hiện Kế hoạch số 181/KH-SLĐTB&XH ngày 29/02/2024 của Sở Lao động TB&XH tỉnh Thái Nguyên về việc triển khai thực hiện Dự án "Tiếp cận các sáng kiến về dịch vụ sức khỏe tâm thần do bệnh trầm cảm ở Việt Nam" (viết tắt là AIM-DiV) tại tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2024-2025
Thực hiện Kế hoạch số 181/KH-SLĐTB&XH ngày 29/02/2024 của Sở Lao động TB&XH tỉnh Thái Nguyên về việc triển khai thực hiện Dự án "Tiếp cận các sáng kiến về dịch vụ sức khỏe tâm thần do bệnh trầm cảm ở Việt Nam" (viết tắt là AIM-DiV) tại tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2024-2025; dự án do Cục Bảo trợ xã hội - Bộ Lao động TB&XH; Viện Dân số - Sức khỏe và Phát triển phối hợp tổ chức dưới sự tài trợ và hỗ trợ kỹ thuật của Đại học Simon Fraser (SFU), Canada.
Với mục tiêu cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần dựa vào cộng đồng với chi phí thấp cho những người bị trầm cảm, rối nhiễu tâm trí ở Việt Nam thông qua ứng dụng công nghệ, Dự án giới thiệu và triển khai ứng dụng phần mềm hỗ trợ kỹ năng vượt qua trầm cảm và rối loạn cảm xúc (VMood) nhằm sàng lọc, phát hiện, chăm sóc, quản lý người dân có dấu hiệu trầm cảm tại gia đình, cộng đồng; phát hiện những trường hợp trầm cảm nặng tại cộng đồng để tư vấn, chuyển gửi lên Bệnh viện kịp thời. Đồng thời, tuyên truyền, nâng cao nhận thức về chăm sóc sức khỏe tâm lý, dự phòng cho nhóm người có dấu hiệu trầm cảm và rối nhiễu tâm trí cũng như giảm sự kỳ thị, sợ hãi và phân biệt đối xử với những cá nhân có vấn đề về sức khỏe tâm thần.
Trong tháng 6,7/2024, Trung tâm Bảo trợ và Công tác xã hội tỉnh Thái Nguyên phối hợp với Phòng Lao động TB&XH huyện Đại Từ, Phú Lương và UBND 12 xã tham gia Dự án gồm: Tiên Hội, Bản Ngoại, Ký Phú, Văn Yên, Bình Thuận, Mỹ Yên (huyện Đại Từ) và Phủ Lý, Phú Đô, Động Đạt, Yên Đổ, Yên Lạc, Vô Tranh (huyện Phú Lương) triển khai các hoạt động của Dự án. Trong đó, tổ chức 24 buổi truyền thông trực tiếp giới thiệu về Dự án AIM-DiV và hướng dẫn người dân tải, cài đặt, sử dụng ứng dụng VMood trên nền tảng thiết bị điện thoại thông minh.
Tại các buổi truyền thông, người dân đều nắm bắt được các hoạt động của Dự án AIM-DiV triển khai tại tỉnh Thái Nguyên; nâng cao nhận thức về chăm sóc sức khỏe tâm thần và kỹ năng kiểm soát trầm cảm. Nếu không được phát hiện sớm, điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng cho người bệnh, gia đình và xã hội. 100% người dân tham gia tích cực, nhiệt tình, sẵn sàng cài đặt và sử dụng ứng dụng thường xuyên để chăm sóc tốt sức khỏe tâm thần cho bản thân cũng như người thân trong gia đình. Kết quả có 404 lượt người dân tải và cài đặt ứng dụng VMood thành công; khảo sát, thu tuyển đủ 10 người dân đủ điều kiện/xã tham gia Dự án.
 1
Poster hướng dẫn người dân tải và cài đặt ứng dụng VMood
3
Hình ảnh truyền thông tại UBND các xã tham gia Dự án.
5
2
6
Hình ảnh người dân khảo sát, sàng lọc PHQ-9 trên ứng dụng VMood

 
Trong thời gian tới, Trung tâm Bảo trợ và Công tác xã hội tỉnh Thái Nguyên tiếp tục phối hợp với Viện Dân số, Sức khỏe và Phát triển; UBND huyện Đại Từ, Phú Lương và UBND 12 xã tham gia Dự án theo dõi, giám sát, hỗ trợ người dân (10 người/xã) hoàn thành đầy đủ các hoạt động của Dự án cũng như động viên, khuyến khích người dân đã cài đặt ứng dụng VMood tham gia học và thực hành kiểm soát sức khỏe tâm lý; đảm bảo chất lượng, hiệu quả các hoạt động dự án AIM-DiV tại tỉnh Thái Nguyên theo Kế hoạch./.
 

Tác giả bài viết: Hoàng Công Biển - PTP. CTXH&PTCĐ

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây